Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2


Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2

Trong quá trình nuôi bồ câu, ngoài các yếu tố như chuồng trại, con giống ... thì vấn đề thức ăn, chế độ dinh dưỡng và cách cho ăn cho ăn cũng hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2

1. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:
Năng lượng (kcal/ME):  2900-3000
Protein thô (%): 13,4-14,4%
Ca (%):  2-3%
P (%):  0,6-0,8%
NaCl (%):  0,3-0,35
Methionin (%):  0,3
Lizin (%):  0,3-0,7
Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.

2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,...Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,? giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

3. Cách phối trộn thức ăn
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%
Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên? liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạ 75-75%.
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:
Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thường)
Nguyên liệu & GTDDChim sinh sảnChim dò
Ngô (%)5050
Đỗ xanh (%)3025
Gạo xay (%)2025
Năng lượng ME (kcal/kg)3165,53185,5
Protein (%)13,0812,32
ME/P242,08258,5
Ca (%)0,1290,12
P(%)0,4290,23
 Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp)
Nguyên liệu & GTDDChim sinh sảnChim dò
Cám viên Proconco C24 (%)5033
Ngô hạt đỏ (%)5067
Năng lượng ME (kcal/kg)30003089
Protein (%)13,511,99
Xơ thô (%)4,053,49
Ca (%)2,0451,84
Phot pho tiêu hóa (%)0,400,25
Lizin (%)0,750,52
Methionin (%)0,350,29

 4. Cách cho ăn
- Thời gian:
2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng:
Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể:
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?
 + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
 + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
 - Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
    4.1. Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)
Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sãn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
     a. Thời kỳ đẻ và ấp trứng
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi ấp trứng? phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc? nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ)
- Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại? ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng.
Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ
    b. Thời kỳ nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.?
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
    4.2. Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản
Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
    4.3. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt
Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ bé
- Địa điểm: Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bả sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống.
- Mật độ: 45-50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính.
- Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%
- Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ,? viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ? thức ăn/nước: 1:1
+ Định lượng: 50-80 g/con
+ Thời gian: 2-3 lần/ngày
+ Phương pháp :
* Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim
                   * Dùng máy nhồi như vịt
- Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác? được bổ sung trong nước uống.
Tổng số điểm của bài viết là: 31 trong 7 đánh giá

Nguồn: http://bocauthangloi.com.vn

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 1


Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 1

Thịt bồ câu ngon và bổ. Khi bồ câu ra giàng ( 28 ngày tuôi), thịt chứa 17.5% protein, 3% lipit. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ đạt khối lượng 300-400g/ con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay, có nhiều giống bồ câu ngoại được chọn lọc, cho năng suất thịt rất cao, trong đó có giống chim bồ câu Pháp.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 1
( Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - phần 2)

Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, trong quá trình nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp, cần chú ý các kỹ thuật sau:       

1. Chọn giống                     
Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế.
-    Tiêu chuẩn con giống:
+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
+ Chim đạt từ 4-5 tháng.
-   Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình:
                 + Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.
                 + Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2. Chuồng nuôi
-Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa.
-Chuồng nuôi gồm có nhiều loại:
Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi): 
Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm
Chuồng nuôi quần thể(  Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi):
Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái)
Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi):
Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2
    

3. Thiết bị nuôi chim
 - Ổ đẻ
+ Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới.
+ Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo.
+ Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên.
+ Kích thước của ổ:
            Đường kính: 20-25cm
            Chiều cao: 7-8 cm
-Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
-Bóng đèn: Cần vào mùa đông ở miền Bắc, lắp bóng 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm từ 3-4h với cường độ 5w/mnền chuồng

4. Nước uống 

-Nước uống: sạch sẽ, không màu, không mùi, được thay hằng ngày.
-Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.
5. Chăm sóc 

Thời kỳ đẻ và ấp trứng

-Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ.
-Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng.
-Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ)
            -Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ.
            Thời kỳ nuôi con
            - Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần)
            - Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào.
              Thời kỳ nuôi vỗ béo 
              -Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo.
              -Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%)
             -Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1
               -Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính.
               Thời kỳ chim dò
                -Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi.
               -Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu.

Nguồn: http://bocauthangloi.com.vn

Làm giàu nhờ nuôi Bồ Câu Pháp


Làm giàu nhờ nuôi Bồ Câu Pháp

Gia đình anh Lê Viết Sơn là một trong những hộ đầu tiên ở thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành (Gia Nghĩa) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện gia đình anh nuôi trên 140 đôi chim. Với giá bán chim giống là 140.000 đồng/cặp, chim thịt là 120-130.000 đồng/cặp, mỗi năm anh đều thu lãi khá. Chỉ tính riêng năm 2010, gia đình anh bán được hơn 600 cặp, trừ chi phí tất cả cũng cho thu lãi trên 50 triệu đồng.

Làm giàu nhờ nuôi bồ câu pháp

Anh Sơn cho biết: “Năm 2007, gia đình tôi mua 25 cặp chim từ Lâm Đồng về nuôi thử. Nhận thấy đây là giống chim dễ nuôi, lại nhanh lớn hơn giống chim bồ câu ta, tôi vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm và nhân giống lớn dần lên”. Cũng theo anh Sơn thì nuôi chim bồ câu không khó, đặc tính của chim bồ câu là loài động vật hoang dã, chỉ cần một không gian chuồng trại thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, buổi sáng tranh thủ cho ăn 1 lần, để đầy đủ máng nước uống, sau đó đi làm rẫy chiều về cho ăn 1 lần nữa là được. Giống chim bồ câu Pháp tạp ăn, chúng ăn các thức ăn sẵn có như lúa, gạo, bắp nghiền. Bồ câu Pháp rất ít dịch bệnh, chỉ cần chú ý thu dọn phân thải theo định kỳ 1 lần/ tuần. Chim bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu sinh sản có thể tới 7-8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng/ổ. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi chim có thể bán được tổng cộng là 45 ngày. Giống chim này tự ấp và nuôi con giỏi, tỷ lệ sống cao đạt 95-99%. Mỗi cặp chim sinh sản có một ô chuồng riêng và nên lót lá khô tạo thành ổ cho chim sinh sản thuận lợi. Theo kinh nghiệm của anh thì để có chim giống tốt phải chọn chim giống bảo đảm các yêu cầu như lông mượt, con trống to hơn, đầu thô, con mái nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, không có dị tật, lanh lợi…Thấy nuôi chim cũng đơn giản mà hiệu quả kinh tế đạt khá nên nhiều gia đình trong thôn cũng đã học hỏi kinh nghiệm và xây chuồng, mua chim về nuôi. Đơn cử như anh Nguyễn Văn Thắng nuôi chim bồ câu cũng được hơn 6 tháng. Với 30 cặp chim ban đầu, hiện anh đã gây đàn được 55-60 cặp và xuất bán gần 20 đôi. Anh Thắng dự định sẽ mở rộng diện tích chuồng trại để gây đàn lên 500 cặp vừa nuôi sinh sản bán chim giống cho bà con, vừa xuất bán thịt cho các nhà hàng trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá về mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Thành cho biết: “Hiện thôn Tân Tiến đã xây dựng được 3 mô hình với quy mô gần 1.000 con. Ngoài ra, nhiều hộ cũng tham gia nuôi thả ngoài với hơn 400 con. Thời gian tới, Hội sẽ khuyến khích các hộ nông dân khác trên địa bàn xã học hỏi và nuôi chim bồ câu Pháp để tăng thu nhập cho nông hộ nhằm xóa đói giảm nghèo”.
Nguồn: http://bocauthangloi.com.vn

Tìm hiểu về các loài Bồ Câu


Tìm hiểu về các loài Bồ Câu

Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi màu lam, hiện vẫn còn sống ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Bồ câu được người đưa về nuôi đầu tiên ở Ai Cập, cách đây khoảng 5000 năm.

Tìm hiểu về bồ câu

Hiện nay, thế giới có khoảng 150 loài bồ câu, gồm bồ câu thịt, bồ câu đưa thư và bồ câu làm cảnh. Chim bồ câu nhà tuy sống trong điều kiện nuôi dưỡng song vẫn mang những đặc điểm của bồ câu núi. Chúng thích sống theo đàn, ưa làm tổ trong hang hốc, con trống có động tác gù mái. Một năm chim đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng, khoảng 17-18 ngày thì trứng nở. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ mới có một ít lông tơ. Chim sơ sinh không thể tự kiếm mồi được mà được nuôi bằng một thứ sữa tiết ra ở diều của chim bố mẹ, do chim bố mẹ mớm cho, gọi là "sữa bồ câu".

Bồ Câu Cam-Green Pigeon-Stock-Dove

Loài chim bồ câu có bộ lông sặc sỡ màu da cam, sống khá phổ biến trên các hòn đảo nhiệt đới tại Thái Bình Dương. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả cây.
Hình ảnh

Bồ Câu Đưa Thư-Carrier Pigeon

Là loài bồ câu bay giỏi, có thể đạt tốc độ 100km/h và bay lâu hàng trăm ki-lô-mét không nghỉ. Khi ở dưới đất chim đi lại chậm chạp và vụng về. Nếu được tập luyện, chúng có thể nhớ đường về khi cách xa chỗ ở tới 1300km.
Lịch sử bồ câu đưa thư có từ rất lâu. Từ thời Cổ đại, người Ai Cập, La Mã, Hi Lạp đã biết dùng bồ câu để thông tin liên lạc. Ngày nay, mặc dầu các phương tiện thông tin rất phát triển và hiện đại, nhưng hàng triệu chim bồ câu vẫn được dùng làm “nhân viên bưu điện” ở nhiều nơi, thậm chí ngay ở cả các nước phát triển như Anh, Mĩ. Bồ câu đưa thư là phương tiện nhanh nhất, tiện lợi nhất khi cần chuyển tin ngắn giữa các thành phố trong một nước, trong trường hợp các phương tiện chuyên chở trên mặt đất bị ách tắc, trì trệ, hoặc trong hoàn cảnh bị bao vây trong chiến tranh.
Hình ảnh
Bồ Câu Lữ Hành-Passenger-Pigeon-Homer

Bồ câu lữ hành đã từng là loài chim di cư phổ biến nhất trên trái đất. Hàng ngàn triệu chim bồ câu lữ hành hợp thành đàn khổng lồ, bay đen kịt cả bầu trời Bắc Mĩ. Nhưng con người đã tàn sát chúng. Người ta ước tính mỗi năm có khoảng 1.200.000 con bị tiêu diệt.
Trong những năm 70 của thế kỉ 19, có hàng nghìn, hàng nghìn con người suốt ngày chỉ chăm chú làm một việc độc nhất là nạp đạn, bắn vào lũ bồ câu, rồi lại nạp đạn, bắn tiếp, thậm chí, họ còn dùng cả đại bác để tiêu diệt bồ câu.
Những con bồ câu lữ hành cuối cùng mà nhân loại biết là hai con trống và một con mái tên là Mác-ta sống trong vườn thú Xin-xin-na-ti ở bang Ô-hai-ô (Mĩ). Mặc dù được sống trong sự chăm sóc, yêu thương nhưng hai con trống vẫn chết trước, Mác-ta sống gắng thêm được 4 năm nữa, cuối cùng cũng ra đi vào ngày mồng 1 tháng 9 năm 1914. Mác-ta chết thì loài bồ câu lữ hành cũng hoàn toàn bị xoá sổ trên trái đất.
Hình ảnh


Bồ Câu Nâu-Pale-Capped Pigeon

Loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 40cm. Đỉnh đầu và gáy màu trắng nhạt; da trần quanh mắt màu đỏ tím; bộ lông màu nâu tối. Phần trên lưng và hai bên cổ phớt xanh lá cây. Đuôi màu đen nhạt. Bồ câu nâu là loài định cư, số lượng không nhiều, sống ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Huế, Di Linh, Lâm Đồng... Mùa sinh sản từ tháng 6-7, mỗi con chỉ đẻ 1 trứng.
Hình ảnh

Nguồn: http://bocauthangloi.com.vn

Trị bệnh giả lao ở bồ câu pháp

Trị bệnh giả lao ở bồ câu pháp

Bệnh giả lao ở các loài gia cầm và chim hoang, trong đó có bồ câu đã được biết đến từ lâu (Riech, 1889), nhưng mãi đến 1904, Kynyoun (1904) mới phân lập được vi khuẩn gây bệnh, gọi là Yersinia pseudotuberculosis (vi khuẩn giả lao).
Bệnh giả lao ở bồ câu (Pseudotuberculosis)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh giả lao ở bồ câu là Yersinia pseudotuberculosis. Vi khuẩn này có các đặc tính gần giống vi khuẩn tụ huyết trùng nên còn gọi là Pasteurella pseudotuberculosis. Vi khuẩn thuộc gram âm, tròn hai đầu, có kích thước 0,5x0,8-5 micromet, còn gọi là vi khuẩn lưỡng cực vì khi nhuộm bắt màu sẫm ở hai đầu. Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường thạch pepton, thạch máu có thêm một số axit amin và thích hợp ở nhiệt độ 370C.
Vi khuẩn dễ dàng bị diệt dưới ánh sáng mặt trời, ở nhiệt độ 600C hoặc làm khô. Nhưng có thể bảo quản hàng năm trong môi trường thạch để ở nhiệt độ lạnh.
Hiện có 6 serotyp vi khuẩn đã được xác định là typ I, II, III, IV, V, VI và 8 subtyp gây bệnh cho một số loài chim và thú.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Chim bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hoá. Vi khuẩn tồn tại và lưu hành trong môi trường tự nhiên và thức ăn. Chim ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể chim qua đường hô hấp, do hít thở không khí có vi khuẩn.
Vào cơ thể chim, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống hạch lâm ba, phát triển nhanh số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng rất nhanh trong máu, gây nhiễm trùng huyết. Khi đến các phủ tạng, vi khuẩn sẽ tồn tại ở đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm với các hạt nhỏ có chứa bựa vàng xám, giống như các hạt lao dạng "lao kê". Các hạt này đôi khi cũng có ở tổ chức cơ.
Chim nhiễm mầm bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ 1-2 ngày. Chim bệnh có biểu hiện tăng thân nhiệt, bỏ ăn, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm, mắt nhắm, đứng ủ rũ, thở khó, chảy nước mũi, nước mắt; sau đó xuất hiện ỉa chảy phân xanh vàng. Bệnh tiến triển nhanh. Chim bệnh chết sau 2-4 ngày, từ khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
Mổ chim bệnh thấy: bao tim có tụ huyết, đôi khi có dịch vàng; phổi, lách, gan và các niêm mạc có tụ máu. Các phủ tạng và đôi khi ở cơ còn có các hạt giống hạt kê, hoại tử có màu vàng xám. Các trường hợp nhiễm trùng huyết thấy: máu đỏ sẫm, chậm đông, các niêm mạc tím đỏ.
3. Dịch tễ học
Trong tự nhiên, nhiều loài gia cầm và chim trời bị bệnh giả lao như gà nhà, gà rừng, ngỗng, vịt, gà tây, bồ câu, vẹt... Nhiều loại thú nhỏ cũng nhiễm pseudotuberculosis như: khi, chuột lang, thỏ, chuột bạch... khi tiêm truyền thực nghiệm.
Bồ câu non dưới một năm tuổi thường nhiễm vi khuẩn và bị bệnh thể cấp tính.
Bệnh thường phát tra và lây lan trong đàn chim khi thời tiết lạnh và ẩm ướt.
4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng. Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tính đặc trưng để chẩn đoán: bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng như thở khó, chảy rãi rớt, ỉa chảy phân xanh vàng hoặc vàng đục; mổ khám có các đám tụ huyết ở các nội tạng; đặc biệt có các hạt nhỏ hoại tử có bựa vàng xám.
- Chẩn đoán vi sinh vật. Phân lập, xác định vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là dịch xuất tiết hoặc phủ tạng chim bệnh.
5. Điều trị
Điều trị ít có hiệu quả, vì bệnh tiến triển nhanh. Khi phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thì chim đã bị rất nặng, khó chữa. Khi phát hiện một vài chim bị bệnh thì cần phải điều trị có tính chất phòng ngừa cho toàn đàn.
Phác đồ điều trị:
- Thuốc điều trị: Phối hợp hai loại thuốc sau:
Kanamycin  2 gam
Tetracyclin  2 gam
Nước  1000 ml
Cho toàn đàn chim uống liên tục 3-4 ngày.
- Thuốc trợ tim mạch: tăng sức đề kháng: cho uống hoặc trộn thức ăn các vitamin B1, K, A, D, E.
- Hộ lý: Cho chim ăn thức ăn dễ tiêu, bớt ăn các loại hạt.
6. Phòng bệnh
- Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch.
- Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ.
- Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim.
- Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.

Nguồn: bocauthangloi.com.vn

Mộ số cách trị bệnh trong nuôi bồ câu pháp


Mộ số cách trị bệnh trong nuôi bồ câu pháp

Cũng như các loại gia cầm khác, bồ câu cũng thường hay bị mắc một bênh về giun, sau đây là một số bệnh về giun thường gặp trên bồ câu và cách phòng trị bệnh
Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bệnh giun
Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bệnh giun
I/ Bệnh giun đũa bồ câu (Ascallidiosi)
Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.
1. Nguyên nhân
Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.
Vật chủ:Bồ câu
Đặc điểm sinh học
- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.
- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.
- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.
Tác hại của giun:
Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.
2. Điều trị
Có thể tẩy giun bằng một trong hai hoá dược sau:
- Piperazin adipinat: Dùng liều 0,30g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim ăn. Sau khi dùng thuốc, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ.
- Mebendazol: Dùng liều 0,10g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim ăn. Giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy.
3. Phòng bệnh
- Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim: 4-6 tháng/lần bằng piperazin.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim.
7. Bệnh giun ở diều (Epomiostomiosls)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).
Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.
- Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90x45-50 micromet.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.
Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
3. Phòng bệnh
Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.
8. Bệnh giun tóc (Capillariosis)
1. Nguyên nhân
Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)
Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.
- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.
Tác hại
Trong? quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
3. Phòng bệnh
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.

II/  Bệnh giun xoăn (Ornithostrongylosis)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).
Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: ruột non
- Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.
- Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.
3. Phòng bệnh
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.

III/  Giun mắt bồ câu (Oxyspiruriosis)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh làm giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.
2. Điều trị
Dùng dung? dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.
3. Phòng bệnh
- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.

IV/  Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non từ 1 đến 4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhày và đôi khi có màu sô-cô-la do bị xuất huyết.
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một số bài cầu trùng thuộc giống Eimeria:
- Eimeria acervulina
- Eimeria tenella
- Eimeria preacox
- Eimeria mivatis...
Những lài cầu trùng này? cũng là tác nhân gây bện cầu trùng cho gà. Người ta cho rằng bồ câu bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra ba tác hại:
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gây yếu, giảm tăng trọng.
- Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tróc nhung mao ruột, dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các tạp khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.
- Độc tố của cầu trùng tiết ra trong quá trình ký sinh cũng tác động đến quá trình phát triển của bồ câu.
Bồ câu bị bệnh cầu trùng thể hiện các triệu chứng chủ yếu sau:
- ỉa phân lỏng, có nhiều dịch nhày.
- Đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột
- Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức.
- Phần lớn bệnh cấu trùng ở bồ câu thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh cầu trùng ở gà con khi cùng nhiễm các loài cầu trùng tương ứng.
- Bồ câu thường phát triển chậm và gầy yếu.
3. Dịch tễ học
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non và bồ câu choai. Tuy nhiên bồ câu trưởng thành cũng thấy mang mầm bệnh và thải mầm bệnh ra môi trường.
Các loài cầu trùng gây bệnh cho gà cũng đồng thời gây bệnh cho bồ câu. Các khu vực nuôi chung gà với bồ câu thì thường thấy bệnh cầu trùng của gà lây sang bồ câu.
Bệnh cầu trùng bồ câu thường thấy ở hai thời điểm trong năm: từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông. Tuy nhiên, bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở có ô nhiễm mầm bệnh.
4. Chẩn đoán
- Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng.
- Quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu, xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hoá để định loại loài cầu trùng ký sinh.
5. Điều trị
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu sau đây điều trị bệnh cầu trùng cho bồ câu:
- Esb3: do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất.
Có dạng kết tinh như đường kính, tan trong nước, dùng như cách sau:
- Điều trị bồ câu bệnh: pha 2 gam thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3-4 ngày liền, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.
- Phòng nhiễm cho bồ câu trong các cơ sở có lưu hành bệnh: pha 1 gam thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy lại nghỉ 01 tuần.
- Grigecoccin: do các hãng thuốc thú y (Richter) của Hungary sản xuất thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn trong thức ăn cho bồ câu ăn. Liều dùng 2,5gam thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3-4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.
Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu.
Ngoài ra còn một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin, ... có thể dùng cho bồ câu; nhưng phải sử dụng đúng liều, đúng quy trình như ghi trong nhãn thuốc.
6. Phòng bệnh
- Dùng thuốc phòng nhiễm theo định kỳ tại các cơ sở có lưu hành bệnh.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, có định kỳ sử dụng thuốc tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câu

Nguồn: bocauthangloi.com.vn

Cách phòng bệnh cho bồ Câu Pháp


Cách phòng bệnh cho bồ Câu Pháp


    - 3 ngày tuổi nhỏ vacxin Lasota hoặc ND.IB, 2 tuần sau nhỏ nhắc lại lần 2. Sau đó cứ 1 – 2 tháng cho uống một liều vacxin ND.IB (hoặc Lasota) để phòng bệnh Niu cát xơn và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
    Tốt nhất đối với bồ câu ngoài 1 tháng tuổi tiêm vacxin nhũ dầu với liều 0,3ml/con hoặc H1 (M) tiêm liều như cho gà để phòng bệnh Niu cát xơn.


    - Qua 10 ngày tuổi chủng đậu cho bồ câu. Cách dùng và liều dùng như chủng cho gà.
    - Định kỳ 2 – 3 tuần, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cho uống một đợt 3 ngày một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox G, Pharmequin, Ampicol, Pharamox (1g/lít nước uống); Enroflox 5% (2g/lít nước uống); Pharmequin-max (1g/2 lít nước uống); Pharcolivet,  Ampi-coli pharm (10g/2,5 lít nước uống)... để phòng bệnh tiêu chảy, hô hấp do vi khuẩn.
    - Một năm 2 lần tẩy giun sán bằng cách cho uống Decto-pharm (1g/1,5kg thể trọng để tẩy giun, sán dây), Pharcado (2g/4kg thể trọng để tẩy giun, sán dây) hoặc Pharcaris (10g/25 – 30kg thể trọng để tẩy giun tròn). 



Kỹ thuật nuôi Bồ Câu Pháp sinh sản

Kỹ thuật nuôi Bồ Câu Pháp sinh sản

Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng ra rất nhiều tỉnh thành trong cả nước, phổ biến ở các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đắk Lắk, Bình Định,…Quy trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân.



Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. 

Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Theo đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt pho…

Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho trường hợp gầy yếu, hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt,… Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Chính bởi những đặc tính quý này nên thịt chim bồ câu rất có giá trên thị trường: một cặp giống bán ra trung bình khoảng 600 ngàn đồng/cặp, còn bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/cặp.

Theo anh Vũ Trọng Tạo- chủ Cơ sở nuôi chim bồ câu Sáng Tạo: “Nuôi chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Về nguồn thức ăn thì rất đơn giản, một ngày chim bồ câu ăn 2 bữa, chủ yếu là thóc và ngô cùng với nguồn nước uống sạch. Không phải lo về tiêu thụ sản phẩm, vì bồ câu là thức ăn quý và bổ dưỡng nên khách hàng thường vào tận nơi đặt hàng, nhiều khi không có đủ để cung cấp ra thị trường”.

Gia đình anh Tạo đến với nghề nuôi chim bồ câu rất tình cờ, đó là khi anh thấy có nhà một người bạn nuôi chim bồ câu lai thấy cho hiệu quả kinh tế cao, anh thấy say luôn nghề nuôi chim bồ câu. Và anh đã tự tìm tòi kỹ thuật nuôi chim trên mạng Internet, sách báo, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thăm quan các mô hình đã nuôi thành công tại miền Bắc và Nam  rồi anh quyết định đầu tư nuôi 50 đôi chim giống Pháp về nuôi thử. Qua thời gian nuôi thử nghiệm, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, anh Tạo nhận thấy nuôi bồ câu là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Cơ sở nuôi chim bồ câu Sáng Tạo, thôn Tón, xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Với suy nghĩ đó, anh Tạo đã quyết tâm mở rộng mô hình nuôi chim bồ câu. Đến nay, gia đình anh đã có khoảng gần 400 cặp bồ câu bố mẹ sinh sản và luôn có 100 cặp bồ câu giống hậu bị sinh sản để phục vụ nhu cầu con giống. Với mô hình nuôi chim bồ câu, anh Tạo đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của xã, được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.

Trên cơ sở tổng hợp thông tin và tham khảo kinh nghiệm của một số chủ cơ sở nuôi chim bồ câu, bài viết sau đây sẽ đúc kết lại những bước cơ bản nhất trong quy trình nuôi chim bồ câu: 

1. Chọn giống chim bồ câu

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Chim giống tốt sẽ mang lại hiệu quả nuôi cao

Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của nơi mua hoặc các nhà chuyên môn đã có kinh nghiệm. Do bồ câu là loài chim đơn phối vì vậy khi nuôi sinh sản nên nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, do vậy cần phải tuyển lựa loại bỏ và thay chim bố mẹ mới.

Để có con giống chất lượng tốt người nuôi nên tìm mua tại các trại, các cơ sở có uy tín, có quy mô và kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi bồ câu. Tại đó, bạn có thể được cung cấp những kinh nghiệm quý báu từ thực tế chăn nuôi, được hỗ trợ về kỹ thuật chuồng trại, cách chăm sóc, phòng trị bệnh tốt nhất. 

2. Chuồng nuôi 

Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau.

Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.


Chuồng nuôi chim bồ câu phải đảm bảo kỹ thuật, vệ sinh và các yếu tố khác
để giúp chim sinh trưởng tốt

Có 2 loại chuồng nuôi chim cơ bản:

a. Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)

Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và 1 đôi trống mái sinh sản. Kích thước của một ô chuồng: Chiều cao: 40 cm; Chiều sâu: 60 cm; Chiều rộng: 50 cm

b. Chuồng nuôi quần thể: được chia làm 2 loại:

Mật độ không quá dày để chim sinh trưởng tốt

 Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản (từ 2-6 tháng tuổi): Kích thước của 1 gian: Chiều dài: 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái). Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): mật độ dày hơn 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (chúng ta phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

3. Các thiết bị nuôi

- Ổ đẻ: dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con: do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới. 

Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ, hoặc chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ đẻ. Kích thước của ổ: Đường kính: 20 cm - 25cm, chiều cao: 7cm - 8cm.

Máng ăn: Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm.

Máng uống: Có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.

Mật độ nuôi chim: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại phải thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.

4. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim

a.Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim

Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,…Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.

+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên để sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

b.Cách phối trộn thức ăn

Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%. Thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo: 75-75%. Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do.

Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Phối trộn thức ăn với tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý

Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 75-75%.

c.Cách cho ăn

- Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.

- Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể:

- Chim 2-5 tháng tuổi: 40-50g thức ăn/con/ngày:
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày

d. Nước uống

Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày.

Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

5. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc chim bồ câu

Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ; ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ. Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.

Trong thời kỳ chim nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi) cần thay lót ổ thường xuyên
Khi chim ấp được 18-20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng. 

Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần hoặc có thể 1 tuần/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus sinh sôi nảy nở. 

 Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo. Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.

Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.

Nuôi vỗ béo chim lấy thịt: tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ béo với mật độ: 45-50 com/m2, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là chính. Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%. Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ thức ăn/nước: 1:1. Định lượng: 50-80 g/con; nhồi 2-3 lần/ngày; dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim hoặc máy nhồi như vịt; khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.

6. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu

Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

- Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.

- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.

Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ giúp hạn chế các loại bệnh cho chim

- Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim.

- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn bộ quy trình nuôi chim bồ câu Pháp cho năng suất cao qua bài phỏng vấn ngắn kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thị Phương Dung, công tác tại Trung tâm khuyến nông Bình Dương:

Tư liệu: Chương trình Bạn nhà nông
Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu hiệu quả

Để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả cao, ngoài nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cũng nên nằm lòng một số bí quyết. Anh Nguyễn Văn Ơi, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi chim bồ câu hiệu quả:

Cho chim tập làm quen với kẻ thù: Chim bồ câu sợ nhất là mèo và rắn, nên tập cho chim làm quen với chúng bằng cách: Cứ mỗi lần cho chim ăn anh kèm theo con mèo bên cạnh. Lần đầu cho chim thấy mèo, lần sau bắt 2 con lên tay, lần nữa thả mèo cùng ăn với chim. Dần dần 2 con gần gũi nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Bằng cách đó anh dùng con rắn nhựa làm quen với chim, cho rắn vào chuồng chim. Cứ như thế đàn chim của anh coi mèo, rắn là bạn bè vì thế mà không bỏ đi nơi khác.

Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Để giữ chúng cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt.

Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.

Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.

Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.

Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi chim bồ câu thì tìm đầu ra cho sản phẩm này không khó. Nhu cầu của người dân, các nhà hàng, khách sạn tiêu thụ thịt chim bồ câu khá cao. Một cặp giống bán ra trung bình khoảng 600 ngàn đồng, còn bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/cặp.

Anh Nguyễn Minh Tâm, thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết cho biết:  “Nuôi bồ câu không phải lo khâu tiêu thụ. Bồ câu ra ràng là thức ăn ngon và bổ dưỡng. Nhiều gia đình có người đau ốm hay già yếu thường hay đến mua về hầm thuốc bắc để bồi bổ cơ thể. Các nhà hàng trên địa bàn muốn mua phải đặt trước mới có. Bồ câu ra ràng nếu không muốn bán thịt thì để nuôi vẫn tiếp tục sinh lợi”

Ngoài bán sản phẩm bồ câu ra ràng phục vụ nhu cầu của khách, gia đình anh Tâm còn cung cấp giống cho các hộ nuôi trong và ngoài tỉnh.
Mô hình làm giàu từ nuôi chim bồ câu đã nhân rộng ra rất nhiều tỉnh thành nước ta. Không ít hộ nông dân đã xây dựng được thương hiệu uy tín. Trong số đó phải kể đến tấm gương làm giàu  tiêu biểu như:

Trang trại bồ câu Sáng tạo do anh Vũ Trọng Tạo làm chủ tại thôn Trại Tón - Việt Ngọc - Tân Yên - Bắc Giang. Sau hơn hai năm xây dựng và phát triển, trang trại của anh đã cung cấp chim bồ câu giống, chim thịt, gà giống, gà thịt cho rất nhiều các dự án, trang trại, các hộ gia đình, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Anh Tạo đã trở thành gương nông dân làm giàu điển hình của tỉnh Bắc Giang.

Trang trại nuôi chim bồ câu Ngọc Điền của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Ngọc Thức (28 tuổi), số nhà 24, tỉnh lộ 8 ấp 3 xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.  Hiện nay trung bình mỗi tháng trang trại của anh cung cấp cho thị trường khoảng 600 – 700 cặp chim với giá bán khoảng 110.000 đồng/cặp. Ngoài ra, anh còn làm đầu mối thu mua bồ câu của các hộ xung quanh để cung ứng đầy đủ cho khách hàng. Đây là những cơ sở mà anh cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật. Với các đầu mối này cộng với số chim trong trại, hàng tháng anh cung ứng cho khách hàng khoảng 1.500 cặp chim. Với 1.000 cặp chim bố mẹ hiện nay hàng tháng sau khi trừ hết chi phí anh Thức thu về hơn 50 triệu đồng/tháng.

Anh Nguyễn Ngọc Thức (28 tuổi), xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Mô hình nuôi chim bồ câu đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo

Trên đây là một số mô hình nuôi chim bồ câu khá thành công. Hy vọng bài viết có thể đem lại cho người đọc những cái nhìn mới mẻ và hướng làm giàu khả quan từ hình thức kinh doanh này.

Nguồn: http://www.hoclamgiau.vn
Người gửi Winter Sonata